Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

SỰ CỐ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT


* Hiện tượng: Màng sơn hoàn thiện bị nâng lên  và dể dàng tróc ra khỏi bề mặt. Thông thường đây là kết quả của hiện tượng phồng dộp lâu ngày.
* Nguyên nhân: màng sơn bị mất độ bám dính, phồng dộp lên do ảnh hưởng của độ ẩm từ trong lớp hồ vữa bên trong, hoặc do việc chuẩn bị bề mặt không sạch trước khi thi công dẩn đến màng sơn chỉ bám lên lớp bụi bẩn hay dầu mỡ nên rất dễ rời khỏi bề mặt.
* Khắc phục: kiểm tra độ ẩm bề mặt trước khi thi công. Nếu phát hiện thấm nước phải chống thấm.
- Loại bỏ phần diện tích bong tróc bằng dao xủi, bàn chải sắt ..
- Làm vệ sinh sạch bề mặt trước khi thi công hệ thống sơn mới. 






* Hiện tượng: Trên bề mặt đã hoàn thiện xuất hiện những vết nứt nhỏ thường gọi là nứt chân chim, nứt da qui…
* Nguyên nhân: do hồ vữa co ngót, hồ vữa không được bảo dưởng tốt trước khi đông cứng hoàn toàn, do sử dụng bột trét ngoài quá cứng và lạm dụng phụ gia chóng đông cứng cũng là nguyên nhân dẩn đến nứt nẽ.
* Khắc phục: trám trét các khe nứt rộng bằng vật liệu chuyên dùng, làm sạch bề mặt tường trước khi thi công hệ thống sơn mới.
- Nên sử dụng sơn lót gốc dầu và sơn phủ acrylic có hàm lượng nhựa cao (sơn bóng ) có thể che phủ được vết nứt. 







* Hiện tượng: màng sơn phía ngoài lâu ngày bị tác động của bụi bẩn, màng sơn trở nên sẩm màu hơn (thường gặp khi sử dụng sơn gai tạo hoa văn).
* Nguyên nhân: sử dụng sơn gai, sơn chất lượng kém, hoặc màng sơn lâu ngày bị lão hóa.
* Khắc phục: nếu đã xảy ra nên dùng nước để rửa sạch, có thể dùng dung dịch nước tẩy rửa nhẹ.
- Khi sử dụng sơn gai nên sử dụng sơn phủ chất lượng, có hàm lượng nhựa cao (sơn bóng)để khi bụi bám vào sẽ bị nước mưa cuốn trôi đi. 






Hiện tượng : sau khi hoàn thiện, đối với những diện tích dặm vá nhiều ta sẽ nhìn thấy những dấu rulô, cọ sử dụng không đúng cách gây mất mỹ quan màng sơn (nhất là khi sử dụng sơn bóng ).

* Nguyên nhân:
 cọ và rulô cho màng sơn hoàn thiện khác nhau (cọ cho ra sọc, rulô tạo da cam…)
- Màng sơn dày, mõng khác nhau cho màu sắc khác nhau.

* Khắc phục: khi thi công nên tán tãi đều tay, đảm bảo độ dày màng sơn giống nhau trên mọi diện tích.
- Nếu dùng cọ thì tránh tạo sọc.
- Khi sử dụng sơn bóng tuyệt đối không được dặm vá lung tung, nếu có phải khoanh vùng. 


* Hiện tượng: màu sắc trên màng sơn bị mất đi, màng sơn loang những đốm trắng. (Thường xãy ra với những bề mặt xây dựng mới).
* Nguyên nhân: trong thành phần của hồ vữa có rất nhiều kiềm, và các thành phần kiềm này tác dụng với gốc cacbon dioxyd trong không khí làm ảnh hưởng đến màu sắc của màng sơn.
* Khắc phục: chờ ít nhất 7 ngày cho mổi 5mm hồ tô trước khi thi công hệ thống sơn.
- Nếu không, phải sử dụng các loại sơn lót có hàm lượng nhựa cao có khả năng ngăn chặn ảnh hưởng của kiềm trước khi thi công lại lớp sơn phủ. 





* Hiện tượng: màng sơn trở nên có màu sáng hơn trước hoặc chuyển sang màu nhạt hơn, thường xuất hiện ở những vị trí thường xuyên bị ánh sáng tác động.
* Nguyên nhân: 
- Sử dụng sơn trong cho bên ngoài.
-Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc pha loãng quá mức.
- Sử dụng sơn có chứa các thành phần màu nhạy cảm với tia UV.
-Sử dụng sơn nền không phù hợp.
* Khắc phục: cách khắc phục giống như phần phấn hóa.





* Hiện tượng: trên bề mặt màng sơn xuất hiện nhiều bột phấn, có màu giống như màu của màng sơn, có thể nhìn thấy dể dàng khi dùng tay xoatrên bề mặt.
* Nguyên nhân:
- Do thời tiết và môi trường tác động lên màng sơn.
- Sử dụng sơn trong cho bên ngoài.
- Sử dụng sơn chất lượng kém.
- Thi công không đủ lớp (pha loãng quá mức cho phép, lăn ép …)
* Khắc phục: làm sạch bề mặt bột phấn với giẽ sạch, cọ…
- Thi công một lớp sơn lót phù hợp.
- Thi công hai lớp sơn phủ chất lượng.



* Hiện tượng: bong bóng hay bọt khí xuất hiện nâng màng sơn lên khỏi bề mặt.
* Nguyên nhân: Thi công khi tường còn ẩm.
- Chuẩn bị bề mặt chưa tốt.
* Khắc phục: Nếu những diện tích bị phồng dộp không xẹp xuống thì phải loại bỏ tất cả diện tích bị phồng dộp, làm sạch bề mặt, thi công lại một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ.
- Nếu diện tích bị phồng dộp xẹp xuống thì cần phải làm mọi biện pháp làm thoát hơi ẩm trong tường (chống thấm tường ngoài, làm thông thoáng trong phòng ). 






* Hiện tượng: Khi thi công bằng rulô, sơn có khuynh hướng bị bắn ra ngoài khi thi công gây mất vệ sinh khu vực thi công.
-Trên hình là tấm giấy màu đen lót sàn, sản phẩm tốt ít bị vung vãi hơn.
* Nguyên nhân: sử dụng sơn ngoài cho trong nhà ¡ -Sử dụng sơn chất lượng thấp.
* Khắc phục: Nên sử dụng đúng chủng loại sản phẩm, sản phẩm tốt thường khắc phục được khuyết điểm này.
-Dụng cụ thi công cũng quan trọng. Sử dụng đúng loại rulô cũng khắc phục được tình trạng này. 







* Hiện tượng: những hoa văn sần sùi, thô ráp, ngoài ý muốn xuất hiện trên bề mặt sau khi hoàn thiện.
* Nguyên nhân:  sử dụng rulô chất lượng xấu hoặc không phù hợp.
-Sử dụng sản phẩm không phù hợp.
-Thi công không đúng cách. 
* Khắc phục: 

- Sử d ụng đúng chủng loại sơn, chủng loại roller.
- Thi công đúng kỹ thuật; đầu tiên thi công từ nơi tiếp giáp giữa trần nhà và tường, các góc tường sau đó thi công theo 3 bước Zigzag theo chữ “M” hoặc “W” từ trên xuống trong lúc thi công cố gắng tán tãi đều màng sơn để có độ dày đồng nhất .




* Hiện tượng: Những đốm màu đen, xanh, xám xuất hiện trên màng sơn.
-Thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, ít nhận được ánh nắng mặt trời như nhà bếp, phòng tắm…
* Nguyên nhân: chuẩn bị bề mặt chưa tốt, không loại bỏ hết lớp rêu mốc cũ trước khi thi công.
- Sử dụng sản phẩm chất lượng thấp.
- Không sử dụng sơn lót.
* Khắc phục: loại bõ hoàn toàn các diện tích bị nấm mốc bằng dao xủi, bàn chải sắt, thi công một lớp chống nấm mốc trước khi thi công lại hệ thống sơn mới.
-Với những căn phòng ẩm thấp, thường xuyên phải làm thông thoáng. 


Hiện tượng : những vết nứt không đều, không theo qui luật nào cả (giống các vết nứt trên bề mặt bùn khô) xuất hiện trên bề mặt sau khi hoàn thiện.
* Nguyên nhân: thi công sơn quá dày, thường sử dụng để khắc phục độ phủ của các sản phẩm cấp thấp.
* Khắc phục: loại bỏ màng sơn cũ bằng dao xủi hoặc bàn chải sắt, giấy nhám, có thể sử dụng bột trét để làm phẵng bề mặt, trước khi thi công lại.
-Chủng loại sơn sử dụng sơn lại phải là sơn chất lượng, có hàm lượng nhựa cao, có thể che được vết nứt trở lại. 




*Hiện tượng:
 - 
Những bong bóng nhỏ được tạo ra trên bề mặt khi thi công, thường vỡ ra, tạo thành những chổ lõm hình lòng chảo gây mất mỹ quan màng sơn.
 - Thường xuất hiện khi sử dụng sơn bóng.

*Nguyên nhân: Sử dụng sơn rất cũ hoặc sơn chất lượng thấp.
 - Sử dụng rulô không phù hợp.
 - Thi công mạnh tay không cần thiết.

*Khắc phục: cần loại bỏ diện tích bị bọt, cần thiết có thể làm phẵng bề mặt trước khi thi công hệ thống sơn.
 -Sử dụng rulô phù hợp, sơn chất lượng.
 -Nếu thi công trên bề mặt rổng xốp thì cần có lớp sơn lót.


*Hiện tượng:
 - 
Bong bóng hay bọt khí xuất hiện nâng màng sơn lên khỏi bề mặt.
*Nguyên nhân:
 - Thi công khi tường còn ẩm.
 - Chuẩn bị bề mặt chưa tốt.
*Khắc phục:
 - 
Nếu những diện tích bị phồng dộp không xẹp xuống thì phải loại bỏ tất cả diện tích bị phồng dộp, làm sạch bề mặt, thi công lại một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ.
 - Nếu diện tích bị phồng dộp xẹp xuống thì cần phải làm mọi biện pháp làm thoát hơi ẩm trong tường (chống thấm tường ngoài, làm thông thoáng trong phòng ). 




Nhà phân phối tại Cà Mau:
Cừa hàng Huệ
Số 340 Nguyễn Công Trứ K7 P8 tp Cà Mau
Tel: 0780. 3828 267
Mobile: 0918.572.287 & 0944.872.878
Email: xdthanhdatcm@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét